KHẢO CỨU GA-LA-TI Chương 5:1

KHẢO CỨU GA-LA-TI Chương 5:1

Thánh thư Ga-la-ti 5:1-12.  Công bố cho Cơ-đốc nhân nhận biết trong ách nô lệ con người sẽ rơi vào tình trạng bị xiềng xích được phát họa hình ảnh: mất tự do; mang gánh nặng và trên lạc mất phương hướng.  

1.  « Nô Lệ ». (Gal 5 :1). Kinh thánh Ga-la-ti đã sử dụng cách thức so sánh để minh chứng và vạch trần ra chủ đích của luật pháp cho tín nhân Cơ-đốc nhận biết và nhấn mạnh luật pháp chỉ có vai trò như một thầy giáo hoặc như một người giám hộ ứng xử thích hợp cho một giai đoạn cần thiết trong hoàn cảnh của người Is-ra-el.(Gal 3 :22, 4 :2.)  Nhưng thật ngạc nhiên hơn là họ lại muốn trở nên nô lệ(Gal 4 :22).

1.1  Thông Tin.

  • Nô lệ là người bị bắt buộc phải làm việc không lương cho người chủ, bị mất quyền con người tự do và cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ. Nhiều người trở thành nô lệ vì bị bắt sau những cuộc chiến (một hình thức tù binh), hoặc những cuộc càn quét của lực lượng xâm lăng hoặc giai cấp thống trị. Một số khi sinh ra đã bị coi như là nô lệ vì cha mẹ là nô lệ.
  • Bên ngoài xã hội ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới cấm mua bán hoặc giữ người làm nô lệ, hiện nay khoảng 27 triệu vẫn còn chịu sống cuộc đời nô lệ.  Chỉ riêng nước Mauritania có khoảng 600.000 nô lệ (dưới hình thức lao động trả nợ), gồm nam, nữ và trẻ em - tức gần 20% dân số.   Đến tháng 8 năm 2007 nạn nô lệ mới được chính thức coi là phạm pháp. Nạn nô lệ cũng phổ biến tại Niger với khoảng 800.000 người bị bắt làm nô lệ - 8% dân số. 
  • Kinh Thánh bày tỏ về chức năng của một nô lệ và qua Kinh thánh có một số chứng cứ giúp Cơ-đốc nhân hiểu biết về nô lệ, như một tài liệu quan trọng tham khảo chế độ nô lệ và lên án chế độ nô lệ.  Nhưng trong bối cảnh văn hóa lúc bấy giờ cho phép thực hành nó theo một quy định, đặc biệt những người sống trong phạm vi thuộc người Do Thái làm nô lệ đã được đề nghị sau sáu năm phục vụ, đồng thời với một số quy định chung cho người bản xứ và kẻ nô lệ nước ngoài và con cháu của họ trở thành tài sản vĩnh viễn của chủ sở hữu của các gia đình,  ngoại trừ trong trường hợp chấn thương nào đó thì sẽ được miễn thi hành các quy định của chế độ nô lệ.  Chủ nghĩa bãi nô cũng được sử dụng từ bản văn Tân Ước để tranh luận cho sự giải phóng của nô lệ và phóng thích hết thảy mọi con người khỏi ách nô lệ theo tình yêu thương của Thiên Chúa.  
  • Theo Kinh thánh Cựu-ước song song với các năm nghỉ được hệ thống.  Bộ-luật Cựu-ước cung cấp một số thông tin về sự giải phóng cho nô lệ tại Do Thái, sau khi họ đã làm việc trong sáu năm; những nô lệ này bao gồm nam, nữ bị bán làm nô lệ bởi những người cha của họ, trong năm thứ bảy hết thảy nô lệ phải được giải phóng cách đương nhiên theo luật định.  Ngoài ra, theo luật nầy những nô lệ được đính hôn với chủ hoặc con trai của chủ  nếu điều đó đã không được thực hiện theo ý muốn cá nhân, họ phải được phép mua lại.  Bộ Luật về nô lệ cũng mở rộng khi đến năm được giải phóng theo qui định của bộ luật vào năm thứ bảy của người Do Thái.  Ngoài sự ân xá trên, khi nô lệ được phóng thích, họ cho thêm gia súc, ngũ cốc, và rượu, như một món quà chia tay.  
  • Kinh Thánh cho biết có những người giữ các nô lệ bao gồm các tổ phụ Ap-ra-hamvà I-sac , Bô-ô, từ Ru-tơ và vua Sa-lô-môn. . Nô lệ được đề cập trong Kinh Thánh bao gồm Ha-ga, Sa-ra tay người hầu gái của những người đã được sử dụng bởi, như một bà mẹ thay thế và E-li-za-bét, người phụ trách của hộ gia đình Ap-ra-ham và tính phí với việc tìm kiếm một cô dâu cho I-sac . Ngoài ra, RachelLeah cũng có kẻ hầu(nô lệ), cả hai đều được trao cho Gia-cốp   (còn gọi là Is-ra-el) như thê thiếp và có con với anh ta xếp hạng như nhau với các Ra-chên và Le-a, trên cơ sở rằng họ đã hành động như người thay thế của tình nhân của họ. Ngoài ra còn có các câu chuyện về việc bán Giô-sep bởi anh em của mình cho hai mươi đồng bạc ( Sáng thế ký 37: 25-28 ) và nô lệ của Do Thái ở Ai Cập được giải thoát bởi bằng bàn tay của Chúa trong E-dip-tô, thông qua một con người là Môi-se
  • Cơ đốc nhân lưu ý rằng Kinh Thánh cho thấy đối với quyền sở hữu nô lệ có trướcLuật Môi-se tại núi Si-nai và cuộc xuất hành khỏi vương quốc Ai-cập. 
  • Trong Tân ƯớcPhao-lô đã viết một lá thư cho Phi-lê-môn nói về một nô lệ chạy trốn chủ là O-ne-sim.  Qua bức thư nầy cho thấy văn bản Cơ-đốc giáo có tầm quan trọng và là cơ sở cho việc đối xử nôi lệ bằng tinh thần Cơ-đốc là sự tha thứ. Phao-lô khuyên bảo Phi-lê-môn tha thứ cho O-ne-sim để chấp nhận anh ta trở lại như một người anh em trong Chúa Giê-su và cho ông tự do của mình.

1.2 Khái Niệm. 

    Nô lệ là những con người đang được coi là tài sản và buộc phải làm việc.  Nô lệ là những người thuộc sở hữu và điều khiển của người khác, gần như không có quyền hạng gì, không có tự do đi lại, và không được trả lương, ngoài những nhu cầu tối thiểu như thức ăn, quần áo và chỗ ở.  " ... tình trạng hay hoàn cảnh của một người phải gánh chịu một phần hay tất cả những quyền làm chủ từ người khác ...". Người nô lệ không có quyền tự do bỏ trốn, bỏ chủ, hay bỏ khu vực mình đang sống nếu không có phép hay giấy thông hành, và nếu làm thế sẽ bị bắt đem về trả về lại cho chủ nhân. Chế độ này cần một hệ thống xã hội chấp thuận nó, từ liên kết giữa các tay chủ nhân nhiều thế lực hay tài chánh đến các cơ quan điều hành chính quyền địa phương. (Quy ước về Nô lệ năm 1926).

  • Nô lệ: được xem như tài tài sản thuộc sở hữu hoàn toàn vào người chủ.
  • Người hầu: Từ người hầu không đồng nghĩa với nô lệ, ở chỗ đây là người, có nhân quyền, trong khi nô lệ không được coi là người mà là một vật, một thứ tài sản, tương đương với dụng cụ hay súc vật.
  • Người giúp đỡ: Trong thời Cựu-ước, người nầy gọi chồng bằng chủ, chúa và người ấy với vị trí là người vợ có bổn phận trong gia đình mình và là người mẹ chính thức, chịu sự ràng buộc theo qui luật hôn nhân, không chịu dưới sự trói buộc như nô lệ hay người hầu.

1.3  Ách và Gánh . 

    Hình ảnh chiếc ách chắc chắn trong vòng chúng ta hầu hết đều biết khi được nói đến.  Từ vựng’ách’.  Nó thường được nhắc đến trong Kinh thánh mang sự phê phán thẳng thắng,  tiêu biểu như nô lệ như đã nói trên, trói buộc mình vào sự phục vụ và ở dưới sự cai trị của các ông chủ thời thượng… ; ngoài ra sự nô lệ đó cũng tượng trưng cho sự sẵn lòng phục vụ và phục tùng Đức Chúa Trời.  Thiên Chúa, Ngài là Cha không muốn nhìn thấy con cái Ngài cứ mãi ở trong cảnh trạng nầy, cho nên Ngài thiết lập kế hoạch để giải phóng dân sự Is-ra-el ra khỏi Ai-cập và giải thoát Cơ-đốc nhân trong Hội thánh Ngài, nên Ngài tuyên bố rằng ‘Ta đã bẻ gãy ách nô lệ’(Lev 26 :13). 

    Nông dân dùng chiếc ách để đều khiển và hướng dẫn con bò hoặc con trâu,… của mình, vì nếu không mang ách vào thì khó hòng mà chúng làm việc.  Trong thời Chúa Giê-su Christ, Ngài đã nhìn thấy cảnh tượng nầy vẫn còn tiếp tục trong dân sự của Ngài nên Ngài phải công bố tiếp: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.  Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ.  Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng”(Mat 11:28-30). Người Do-thái giáo đã mệt mỏi và mang gánh nặng bởi luật pháp, họ cần sự yên nghĩ nhưng không có được bởi các chủ luật cứ muốn tròng ách vào cho họ và cho chính mình. 

    Chúa Giê-su Christ đã đến để ban cho họ”ách dễ chịu với gánh nhẹ nhàng”.  Khi các tín nhân Cơ-đốc tin nhận Đấng Christ, họ đã thoát được chiếc ách nô lệ đối với tội lỗi và mang lấy ách của Đấng Christ.  Chiếc ách của tôn giáo khó khăn và nặng nề; nhưng ách của Đấng Christ thì’dễ chịu’và ách của Ngài thì rất ‘nhẹ nhàng’.  Chữ dễ chịu trong ngữ văn Hy-lạp có ý nghĩa’tốt lành hay ân sủng’. Ách của Đấng Christ ban tặng cho Cơ-đốc nhân tự do để làm trọn ý muốn của Ngài, trong khi ách luật pháp khiến Cơ-đốc nhân trở thành nô lệ.  Người chưa được cứu mang lấy ách tội lỗi (Ca thương 1:14); người làm theo luật pháp mang lấy ách nô lệ(Gal 5:1); nhưng Cơ-đốc nhân trông vậy nơi ân sủng mang lấy ách tự do của Đấng Christ.

    Sự hiện thân của Thiên Chúa trong hình ảnh con người, chính là Đấng Christ, Ngài đã buông tha cho Cơ-đốc nhân khỏi ách nô lệ của luật pháp bởi sự trả giá của Ngài trên thập tự giá. Qua đó, Ngài đã cứu vớt Cơ-đốc nhân khỏi sự rủa sả bởi tội lỗi và luật pháp(Gal 3:13).  Cơ-đốc nhân chắc chắn rằng mình không còn ở dưới luật pháp nữa; nhưng ở dưới ân sủng(Rom 6:14).  Điều nầy không có nghĩa là dẫn dụ Cơ-đốc nhân sống ngoài vòng luật pháp và nổi loạn.  Nhưng chỉ rõ cho Cơ-đốc nhân nhận biết không cần sức ép của luật pháp từ bên ngoài để giữ Cơ-đốc nhân ở trong ý muốn của Đức Chúa Trời, vì có Chúa Thánh Linh hướng dẫn trong lòng(Rom 8:1-4).  Đấng Christ đã chết để Cơ-đốc nhân được tự do, chứ không biến họ thành nô lệ, để trở lại với luật pháp hay là để họ vướng vào sự mê muội của ‘những việc làm và những điều cần tránh’hoặc lìa bỏ sự trưởng thành thuộc linh để trở lại ‘thời ấu trĩ thuộc linh lần thứ hai’.

    Cuối cùng, vẫn có một số người cảm thấy không an tâm với tự do có được nơi Đấng Christ.  Họ thích ở dưới sự cai trị của người hướng dẫn nào đó hơn là sự quyết định theo chân lý tự do.  Họ hoảng sợ sự tự do đã có được trong ân sủng Đức Chúa Trời.  Cho nên, những anh chị em này đi ra tìm mối thông công theo nghi thức tôn giáo mang màu sắc luật pháp và mệnh lệnh, nơi đó họ để cho người khác quyết định thay cho mình.

    Con đường tự do của Cơ-đốc nhân là hướng đi trọn vẹn trong Đấng Christ.’Đừng để mình mắc phải vào ách nô lệ nữa.  Hãy đứng vửng trong tự do’.

Kỳ sau.

2.  « Con Nợ ».

3.  « Kẻ chạy lạc ».

Mục sư Lê Quí Hữu

Bài Học Kinh Thánh

Câu Chuyện Của Ru-tơ

Có một câu chuyện rất hay về một người nữ Mô-áp tên là Ru-tơ trong kinh thánh. Trong lĩnh vực thuộc thể, mọi thứ đang chống lại Ru-tơ. Cô ấy là một bà hoá, một người Mô-áp, một người ngoại bang trên đất Dothái. Nhưng dù chồng cô đã chết, cô vẫn cứ ở lại với mẹ chồng mình là Naômi. Cô bỏ lại gia...

THỜI KỲ SAU RỐT

  “ Luân Lí Bại Hoại ” (THEO THƯ TÍN II TIMOTHE.) Thông tin: (Tamlyhoc.net, ngày 10/08/2011) Sự suy đồi đạo đức ở thanh thiếu niên ngày nay???  Chuyện nữ sinh đánh nhau chắc cũng không lạ gì đối với mọi người. nhưng nếu thử nhìn lại các vấn đề do các teen gây ra gần đây, ta...

ĐƯỢC CỨU NHỜ ÂN ĐIỂN BỞI ĐỨC TIN – MS BENNY HINN

Tôi muốn đọc một cách thật to và rõ ràng Lời Chúa trong Ê-phê-sô 2:8-9 và mọi người hãy cùng đọc chung với nhau.   8 Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. 9 Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho...

PHẦN KẾT. GALATI 6:11-18

 Trong phần kết thúc của thư Galati một lần nữa Kinh thánh nêu lên một quan điểm giữa người sùng bái theo luật pháp và Cơ-đốc nhân được Thánh Linh hướng dẫn và cho biết người tin Chúa được Thánh Linh hướng dẫn sống vì vinh hiển Đức Chúa Trời, không vì sự khen ngợi của con người.  Lời lẽ...

KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 6:1-10 (6-10)

m7.2 Biết chia sẻ ơn lành, phước mới (Gal 6:6-10).   Như đã trình bài trên từ ngữ ”Lẫn nhau” là ngôn từ rất quen thuộc khi ứng xử với nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.  Thư Galati tiếp tục với từ vựng thứ hai là”chia sẻ”.  Hội thánh Chúa trong những ngày đầu mới khai sinh đã có đức...

1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>