KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 6:1-10 (6-10)

KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 6:1-10 (6-10)

m7.2 Biết chia sẻ ơn lành, phước mới (Gal 6:6-10).

 

Như đã trình bài trên từ ngữ ”Lẫn nhau” là ngôn từ rất quen thuộc khi ứng xử với nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.  Thư Galati tiếp tục với từ vựng thứ hai là”chia sẻ”.  Hội thánh Chúa trong những ngày đầu mới khai sinh đã có đức tính tốt đẹp trong tinh thần biết chia sẻ qua sự thông công bày tỏ một dấu hiệu kinh nghiệm đời sống Cơ-đốc trưởng thành(Congv 2:41-47).  Chữ koinonia trong Hy văn có ý nghĩa”có chung,” ám chỉ đến mối thông công chung của Cơ-đốc nhân trong Đấng Christ(Gal 2:9), đức tin chung của cộng đồng(Giude 1:3) và ngay cả việc dự phần chịu khổ với Đấng Christ(Phil 3:10). 

 

Kinh thánh Tân-ước thường xuất hiện chữ koinonia nói đến việc Cơ-đốc nhân chia sẻ những vật chất(ơn lành phước mới)với nhau(Co6ngv 2:42; 2Cor 8:4; Heb 13:16[bản Kinh thánh Hy-lạp].  Thư Galati đang chú tâm đến việc này trong cộng đồng tín nhân Cơ-đốc qua những câu Kinh thánh nầy và được bắt đầu với lời khuyên.

 

-Lời khuyên(Gal 6:6): Tín hữu Cơ-đốc có trách nhiệm cấp dưỡng cho các thầy giáo và nâng đỡ họ bằng lời cầu nguyện trong mối quan tâm kính sợ Chúa.  Lới kêu gọi Cơ-đốc nhân chia sẻ cho nhau như hình ảnh Hội thánh lúc ban sơ.  Người dạy đạo chia sẻ kho báu thuộc linh và người nhận lãnh những ơn phước thuộc linh phải biết chia sẻ lại kho tàng vật chất.  Tại Hội thánh trong vòng dân Ngoại Bang đã chia của dâng cho con cái Chúa người Do-thái(Rom 15:27).  Cơ-đốc nhân nhớ rằng những việc mình làm có liên quan đến của cải vật chất là bằng chứng cho thấy Cơ-đốc nhân đánh giá những việc thuộc linh như thế nào. Chúa Giêsu từng phán:”của cải ở đâu thì lòng người ở đó”(Mat 6:21).  Dẫu vậy, có những trường hợp trong Kinh thánh cho biết  không nên nhận những vật chất sẽ làm cớ vấp phạm cho những người chưa tin vả tự làm việc để sinh sống(2Cor 9:1-27), nhưng Kinh thánh cũng nhắc rằng người lãnh đạo thuộc linh trong Hội thánh có nhu cầu về vật chất.  Chúa Giêsu đã phán:”người làm công xứng đáng nhận lãnh tiền công mình”(Lu 10:7; 1Cor 9:11,14).

 

-Nguyên tắc Gieo gặt: Dầu con người không thấy tín hữu bỏ bê những người hầu việc Chúa, nhưng Ngài sẽ nhìn thấy và sẽ ban mủa vụ tương ứng.  Thế thường chúng ta sẽ gặt bội phần những gì mình đã gieo ra.  Trong lời Kinh thánh này Đức Chúa Trời không phán với tội nhân về tội lỗi của họ, nhưng Ngài đang phán với những Cơ-đốc nhân về lòng họ đang keo kiệt. “Ai cày sự gian ác và gieo điều khuấy rối, thì lại gặt lấy nó(Giop 4:8) và nhửng ai gieo gió thì sẽ gặt bão lốc”(O6se 8:7) 

 

Là Cơ-đốc nhân phải nhận biết nguyên tắc thuộc linh phía sau lời khuyên nầy.  Khi tiếp trợ vật chất cho các mục sư người dạy đạo(Phil 4:10-19), đồng thời theo nguyên tắc này cho biết người ban phát nhận được ơn phước dư dật hơn nữa(Gal 6:7-8). Nguyên tắc gieo gặt đã trở thành định luật tự nhiên trong thế giới này và được toàn bộ Kinh thánh ghi chép.  Cơ-đốc nhân sẽ nhận lại những gì mình đã gieo ra, nhiều hoặc ít(2Cor 9:6) và cả những con người bên ngoài xã hội cũng vậy.  Không ai kháng cự lại định luật này được.

 

-Chỗ đáng phải gieo: Đức Chúa Trời cũng phán dạy cho Cơ-đốc nhân phải biết chỗ đáng phải gieo.  Của cải, vật chất của mỗi Cơ-đốc nhân được ví sánh như hạt giống và có hai loại đất” xác thịt và Thánh Linh”.  Cơ-đốc nhân sử dụng tiền của cho chính bản thân mình vào những thú vui, sống thỏa mái cho riêng và có thể dùng vật chất để khoe khoang về xác thịt, hoặc khoe khoang về Thánh Linh.  Nhưng sau khi hoàn tất việc gieo trồng, Cơ-đốc nhân nên lưu ý rằng mình không thể nào thay đổi mùa gặt được.

 

Nếu tiền bạc được gieo cho xác thịt thì hậu quả là sự tàn bại(Gal 5:19-21).  Tiền bạc sẽ như mùa gặt đã hư mất đi không thể nào lấy lại được.  Nhưng một khi biết gieo trong Thánh Linh, để đẩy mạnh lợi ích cho công việc Đức Chúa Trời, như việc chia sẻ cho người dạy đạo sẽ sinh ra sự sống, thì sẽ có kết quả thu lại nhiều hạt giống tốt có thể tiếp tục gieo trồng cho những mùa vụ sau và cứ tiếp tục mãi cho đến đời đời. 

 

Nếu mọi tín hữu chỉ chăm vào của cải vật chất của mình như là hạt giống và trồng nó cách đúng đắn thì công việc của Chúa sẽ không thiếu thốn. Những ai gieo trong Thánh Linh thì sẽ bởi Thánh Linh gặt sự sống đời đời: đây là sở hữu hiện tại của mỗi tín hữu (Giăng 3:36).  Cũng chính là điều Cơ-đốc nhân nhận lãnh vào lúc chấm dứt đời sống mình ở trên đất (Rom 6:22).  Có nghĩa khi gieo trong Thánh Linh thì chắc chắn hưởng sự sống đời đời ngay hiện tại trên đất và sau đó sẽ hưởng phần thưởng quí giá với lòng trung tín khi về quê hương Thiên quốc.

 

Nhưng trong thực tế không ít người đã gieo vào xác thịt để hoang phí hạt giống và không mang lại vinh hiển cho Đức Chúa Trời.  Bởi mưu kế của kẻ ác, tội nhơn và kẻ nhạo báng đã xúc tiến mưu đồ tham lam điều này đã có xảy ra trong Hội thánh(2Cor 11:20).  Là tín hữu chúng ta không ít lần chứng kiến hoặc nghe biết, không ít các mục sư tận tụy hy sinh vì công việc Chúa bị vu oan và xua đuổi, còn kẻ kêu căng thì lại được tôn trọng và họ đạt được mọi thứ mong muốn trong đời này.  Khi người tín hữu lớn lên trong sự “độc đoán thiêng liêng” của một lãnh đạo đỡ đầu theo luật pháp và khiến cho tín hữu cảm thấy an tâm.  Tín hữu phải hy sinh những gì mình có, tưởng rằng sẽ có kết quả tốt đẹp nhưng thật ra là tín hữu ấy đang gieo cho xác thịt chứ không gieo trong Thánh Linh.

 

-Lời hứa(Gal 6:9):”Đến kỳ sẽ gặt nếu không mệt nhọc”.  Để khỏi ngã lòng Kinh thánh lời Chúa đã tuyên bố về những phần thưởng là chắc chắn cho dù chưa nhận được ngay tức khắc; nhưng sẽ nhận được theo đúng kỳ Chúa đã định (Truyền 3:1).  Sứ đồ Giăng cho biết:”Chúa sẽ đến mau chóng, Ngài sẽ đem phần thưởng theo với Ngài, để trao cho mỗi chúng ta tùy theo công việc mà chúng ta đã làm”(Khải 22:12).”

 

Khi chú ý thì Cơ-đốc nhân sẽ thấy phía sau lời nầy là một hiễm họa(mệt nhọc); mệt mỏi trong công việc Chúa sẽ dẫn đến sự chán nản và thả trôi công việc.  Thả trôi công việc là hành vi phá hoại việc đang làm(Châm 18:9), hoặc đang phục vụ Chúa mà miệng cứ phàn nàn oán trách(Mal 1:13).  Thỉnh thoảng sự chán nản thuộc linh do đánh mất lòng nhiệt thành với Chúa bởi thiếu sự cầu nguyện.  Chúa Giêsu dạy rằng:” phải cầu nguyện không mệt mỏi”(Lu 18:1).  Cầu nguyện đối với đời sống thuộc linh như là hơi thở của đời sống thuộc thể.

 

-Việc thiện (Gal 6:10): Một hạt giống được gieo trồng không sinh trái ngay, cần có thời gian để cây phát triển để sinh bông kết trái.  Cơ-đốc nhân mỗi ngày phải gieo giống để đến kỳ sẽ được gặt.  Chia sẻ ơn phước không chỉ bao gồm việc giảng dạy Lời Đức Chúa Trời hay của cải vật chất nhưng còn phải quan tâm làm việc thiện cho mọi người.  Trong thế giới chúng ta đang sống không ít nhửng người làm ác(Thi 34:16); nhưng cũng có nhiều người từ bỏ việc ác để làm tốt(Thi 35:12).  Hầu hết con người theo một luật” lấy thiện báo thiện-lấy ác báo ác”(1Tes 5:15; Lu 6:32-35).  Nhưng Cơ-đốc nhân đúng nghĩa là lấy thiện trả ác(Rom 12:18-21) và làm điều nầy trong tình yêu Thiên Chúa.  Việc này sẽ tỏa ngát mùi hương thơm dâng lên cho Chúa(Heb 13:16).

 

Cơ-đốc nhân làm điều thiện cho mọi người đây là cách chúng ta soi sự sáng ra thiên hạ, để họ ngợi khen Chúa(Mat 5:16).  Khi làm chứng về Phúc-âm không chỉ bằng lời nói nhưng phải có việc làm.  Việc làm là sự khai phóng cánh cửa, mở con đưởng cho lời làm chứng và nên nhớ không nên hỏi trong lòng rằng người này có xứng đáng cho tôi làm việc thiện không?  Chúng ta có xứng đáng với những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta trong Đấng Christ chưa?  Có một người kia cố gắn lý luận rằng:” Ai là người lận cận của tôi để tôi yêu?”(Lu 10: 25-37).  Chúa Giêsu khẳng định lại cho anh ta rằng:”Không phải ai là người lân cận của tôi; nhưng tôi là người lân cận của ai?”

 

-Thứ tự ưu tiên:  Khi làm điều thiện cho mọi người, Cơ-đốc nhân trước hết phải biết dành ưu tiên cho anh chị em trong đức tin.  Bao gồm những con người được cứu rỗi, bất luận giáo phái Cơ-đốc nào và chúng ta đừng nên cắm móc ranh giới để đóng khung hạn chế lòng yêu thương, nhưng phải tỏ ra cho họ cách đặc biệt để làm giảm thiểu sự tổn hại.  Chắc chắn người anh chị em chúng ta sẽ có những nhu cầu lớn hơn những người ngoại đạo vì có nhiều tín hữu chịu khổ trong đức tin(Heb 10:32-34).  Hơn nữa thông thường trong con người chúng ta thường lo lắng cho người thân hơn những người chung quanh(1Tim 5:8).

 

Cơ-đốc nhân nên có đời sống biết chia sẻ ơn lành phước mới cho cộng đồng Cơ-đốc, nhất là các lãnh đạo thuộc linh và cho mọi người chung quanh vì họ đang đói khát về “Bánh-Nước hằng sống.”  Người tin Chúa nhận lãnh hôm nay để ngày mai ban phát.  Khi Cơ-đốc nhân giàu có sự yêu thương lẫn nhau trong Chúa, thì chúng ta sẽ tuôn đổ tình yêu cho mọi người cách rời rộng (1Tes 3:12).  Hãy làm hết những điều tốt mình có thể làm được với mọi cách mình có thể cho làm mọi người (Gal 6:10). 

 

Ms. Lê Quý Hữu

Bài Học Kinh Thánh

Câu Chuyện Của Ru-tơ

Có một câu chuyện rất hay về một người nữ Mô-áp tên là Ru-tơ trong kinh thánh. Trong lĩnh vực thuộc thể, mọi thứ đang chống lại Ru-tơ. Cô ấy là một bà hoá, một người Mô-áp, một người ngoại bang trên đất Dothái. Nhưng dù chồng cô đã chết, cô vẫn cứ ở lại với mẹ chồng mình là Naômi. Cô bỏ lại gia...

THỜI KỲ SAU RỐT

  “ Luân Lí Bại Hoại ” (THEO THƯ TÍN II TIMOTHE.) Thông tin: (Tamlyhoc.net, ngày 10/08/2011) Sự suy đồi đạo đức ở thanh thiếu niên ngày nay???  Chuyện nữ sinh đánh nhau chắc cũng không lạ gì đối với mọi người. nhưng nếu thử nhìn lại các vấn đề do các teen gây ra gần đây, ta...

ĐƯỢC CỨU NHỜ ÂN ĐIỂN BỞI ĐỨC TIN – MS BENNY HINN

Tôi muốn đọc một cách thật to và rõ ràng Lời Chúa trong Ê-phê-sô 2:8-9 và mọi người hãy cùng đọc chung với nhau.   8 Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. 9 Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho...

PHẦN KẾT. GALATI 6:11-18

 Trong phần kết thúc của thư Galati một lần nữa Kinh thánh nêu lên một quan điểm giữa người sùng bái theo luật pháp và Cơ-đốc nhân được Thánh Linh hướng dẫn và cho biết người tin Chúa được Thánh Linh hướng dẫn sống vì vinh hiển Đức Chúa Trời, không vì sự khen ngợi của con người.  Lời lẽ...

KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 6:1-10 (6-10)

m7.2 Biết chia sẻ ơn lành, phước mới (Gal 6:6-10).   Như đã trình bài trên từ ngữ ”Lẫn nhau” là ngôn từ rất quen thuộc khi ứng xử với nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.  Thư Galati tiếp tục với từ vựng thứ hai là”chia sẻ”.  Hội thánh Chúa trong những ngày đầu mới khai sinh đã có đức...

1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Topic: KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 6:1-10 (6-10)

No comments found.

New comment