KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 6:1-10(1-5)

KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 6:1-10(1-5)

 7. Trong Thánh Linh Chúng Ta Bước Đi Bởi Tình Yêu.(Galati 6:1-10)

 

Cụm từ “Hãy yêu nhau” được Kinh thánh Tân-ước lặp lại ít nhất 12 lần và từ vựng” Lẫn nhau” là một trong nhiều cụm từ quan trọng trong ngôn ngữ Cơ-đốc giáo. Như: “Hãy cầu nguyện cho nhau”(Gia-cơ 5:16), “gây dựng nhau”(1Tes 5:11), “yêu nhau”(Rom 12:10), “dùng sự hiếu khách mà tiếp đãi nhau”(1Phie 4:9) với nhiều điều khuyên dạy liên quan đến ý tưởng “lẫn nhau”. 

 

Trong phần Kinh văn của bài học hôm nay có cụm”Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau”(Gal 6:2).  Cơ-đốc nhân khi ở trong Chúa Thánh Linh thì được Ngài khích lệ nghĩ đến người khác và nghĩ đến cách nào để có thể chăm sóc họ. 

 

Bài học nầy phát lộ chỉ dẫn cho Cơ-đốc nhân có hai sứ mạng quan trọng với bổn phận chia sẻ cho nhau.

 

-Mang lấy gánh nặng cho nhau.(Gal 6:1-5)

-Chi sẻ ơn phước cho nhau.(Gal 6:6-10)

 

7.1 Mang gánh nặng cho nhau(Gal 6:1-5).

 

Trong những lời của câu 1. Đây là lời tuyên bố về cách Cơ-đốc nhân ứng xử khi anh chị em mình đang phạm tội và cho chúng ta thấy cách này trái ngược đối với luật pháp, là điều đòi hỏi phải xét đoán người phạm tội.  “Tình cờ phạm lỗi gì”.  Bày tỏ về một người đã phạm hành động tội lỗi chứ không phải hành động tội lỗi của một thói quen và khi xử lý phải được Cơ-đốc nhân có Thánh Linh. Một tín hữu xác thịt có thể dùng sự cứng rắn theo luật và lạnh lùng.  Gây nhiều thiệt hại hơn là ích lợi.  Lúc đó, người anh chị em phạm lỗi có thể không tiếp nhận lời khuyên của người không có mối tiếp xúc nào với Chúa, họ chỉ ứng xử theo luật, nguyên tắc…Tại Hội thánh Corinhto có chỉ dẫn một cách xử lý khi anh chị em nghịch với nhau(1Cor 6:1-8) và Chúa Giêsu cũng có một sự dạy dỗ cách xử lý người phạm lỗi(Mat 18:19-35).  Đây là những nan đề thường xảy ra trong cộng đồng Cơ-đốc nhân và mọi sự được giải quyết trong tình yêu của bông trái Thánh Linh Đức Chúa Trời.  Hết thảy chúng ta đều được dựng nên cùng một thứ là bụi đất, nên khi thấy anh chị em mình phạm tội thì chính mình cũng có thể phạm tội.  Do đó, chúng ta nên cẩn thận với chính mình, để mình có thể vui mừng trong việc làm của mình chứ không vui nơi những thất bại của người anh chị em mình.

 

Sẽ có nhiều trăn trở khi chúng ta suy nghĩ về câu Kinh thánh này:  Nếu một người tín hữu thực sự là thiêng liêng, liệu người đó có nhận mình là thiêng liêng không?  Vì người thiêng liêng là người luôn nhận biết nhiều về những thiếu sót của mình.  Như vậy, ai sẽ là người làm công tác sửa người khác khi họ sai lầm?  Và nếu như sửa người khác thì tự làm nổi bật mình và chẳng phải là tự tố cáo rằng mình thiếu khiêm tốn sao?  Câu trả lời là: người thiêng liêng sẽ không bao giờ khoe khoang về mình nhưng sẽ mềm mại với tiêu chí muốn khôi phục người phạm tội và không hành động kêu ngạo vì mình cũng có thể bị dỗ dành.

 

-Hai trường phái:  Gánh nặng là sự thất bại, những cám dỗ và những thử nghiệm.  Thay vì đứng đàng xa chỉ trích, Cơ-đốc nhân đến bên cạnh người anh chị em đang có “gánh nặng”để giúp người ấy bằng tình yêu của Thánh Linh Chúa trong Chúa Giê-su Christ.

 

Luật của Chúa Giesu bao gồm tình yêu đối với Đức Chúa Trời và với con người kể cả kẻ thù nghịch.  Nhất là trong vòng Cơ-đốc nhân cần biểu lộ tình yêu mạnh mẽ,  buộc chặc vào hơn.  Luật yêu thương hoàn toàn khác xa với luật Moise khi xưa.  Trong khi luật Moise hứa ban sự sống cho sự vâng lời, nhưng không ban quyền năng để vâng lời và nổi sợ hãi về hình phạt.  Nhưng luật Đấng Christ mang đầy sắc thái của tình yêu đồng thời tín hữu được ban năng lực để có thể hành động yêu thương và quyền năng ấy đến bởi Thánh Linh.  Và mọi động cơ của Cơ-đốc nhân là tình yêu Đấng Christ.  Người làm theo luật pháp không hề bàn luận hoặc tìm cách để chia sẻ gánh nặng, nhưng chỉ làm cho gánh người anh chị em khác nặng hơn(Congv 15:10).  Đây là những biểu hiện giả hình đáng lên án “ Bọn ấy buộc những gánh nặng khó chịu, để trên vai người ta, còn mình thì không muốn động ngón tay vào.” (Mat 23:4).  Kẻ ngụy giáo thường thường là vậy! luôn luôn muốn thấy và chất thêm cho những người chung quanh mình nặng trĩu trên vai, lưng, còn mình thì thư thả...ung dung.

 

Thư Galati có một minh họa: trường hợp tín hữu vấp ngã vào vòng tội lỗi và phát lộ cách xử lý của kẻ sùng bái luật nói lên tính độc ác, cay nghiệt thật rõ ràng nhất.  Nghịch lại cách ứng xử của Chúa Giê-su. Khi họ bắt người phụ nữ với tội danh ngoại tình(Giăng 8:1-11), hoặc đám đông kẻ theo luật đã cùng nhau giết chết Phao-lô khi họ cho rằng Phao-lô đã làm ô-uế đền thờ(Congv 21:27).  Người theo luật pháp thường thường không chú ý đến bằng chứng; họ chỉ cần sự nghi ngờ và tiếng đồn.  Vì vậy, phần Kinh thánh nầy bày tỏ với sự so sánh cho chúng ta cần nhìn thấy rõ bộ mặt thật của: kẻ theo luật Moise xử sự anh chị em và cách Cơ-đốc nhân yêu mến Chúa đối xử với họ. 

 

Khi mang gánh nặng và chất thêm gánh nặng thì có sự khác biệt:

 

-Trong mục đích: Người kính mến Chúa tìm cách sửa anh chị em mình bằng tinh yêu, trong khi người tuân theo luật pháp lợi dụng anh chị em mình.  Cơ-đốc nhân được Chúa Thánh Linh hướng dẫn và sống trong tự do của Ân sủng sẽ tìm cách giúp đỡ(Gal 5:13) anh chị em sai phạm, trong trái yêu thương của Thánh Linh(Gal 5:22).  Có thể, Cơ-đốc nhân sẽ bị chỉ trích(Mac 2:13-17)và bị lên án.

 

Thay vì tìm cách sửa lại những sai phạm của anh chị em thì người sùng bái luật sẽ lợi dụng kết án để họ được tiếng tốt(Lu 18:9-14) và có nguy cơ làm cho người khác xấu đi để mình vẻ vang hơn.  Trong khi tình yêu phát sinh trong lòng thì tấm lòng đó muốn che đậy sự xấu xa của người khác hơn là qui án(1Phie 4:8).  Kẻ theo luật pháp thì sẽ vui mừng khi có người anh chị em sa ngã và những thông tin này được họ truyền thông rất nhanh và song song theo đó là họ sẽ đem mình ra cho mọi người thấy rằng họ rất tốt, họ tự hào về nhóm hoặc hệ giáo của mình hơn nhóm hoặc hệ giáo của người anh chị em sa ngã…

 

Đây là điều mà Kinh thánh Galati nhắc Cơ-đốc nhân”chớ tìm danh vọng giả dối mà trêu chọc nhau mà ganh ghét nhau”(Gal 5:26). Từ vựng” trêu chọc” là sự thách đố, tranh đua.  Cơ-đốc nhân không cần như vậy mà bước đi trong tình yêu của Chúa Thánh Linh.

 

-Trong thái độ:  Thánh Linh Chúa sẽ dẫn dắt Cơ-đốc nhân giải quyết mọi vấn đề trong tinh thần khiêm nhường và phát lộ tình yêu Đấng Christ vì nhận biết mình vốn yếu đuối. Trong khi người theo luật pháp bày tỏ sự kêu ngạo và lên án.  Người theo luật không cần xem xét lại chính mình vì họ tự cho rằng mình không bao giờ phạm tội như vậy.  Nhưng người cậy tình yêu trong trái Thánh Linh, sống bởi ân sủng nhận biết rằng chẳng có người nào tránh khỏi sa ngã(1Cor 10:12)

 

-Ngưởi yêu Chúa biết tình yêu Đấng Christ hiện diện trong lòng mình:  Nếu xử lý thì giài quyết bằng luật của Đấng Christ ”yêu thương”(Giăng 13:34, 15:12).  Luật nầy không chì là bảng hướng dẫn không thôi nhưng nó cần sự ứng dụng thực tế.  Thư Galati đã bàn về luật yêu thương(Gal 5:13-15) và bây giờ cần phải thi hành theo sự yêu thương” sự chăm sóc ân cần dịu dàng” không phải là những gì mới mẻ mà điều nầy đã được Kinh thánh phán dạy từ xưa.  Có những vị bác sĩ chăm sóc bệnh nhân với giọng nói, bàn tay nhẹ nhàng sẽ khiến cơn đau của bệnh được xoa dịu.  Và Cơ-đốc nhân cũng vậy, nên dùng sự chăm sóc dịu dàng, khi xoa dịu tấm lòng đang tan vỡ.

 

Cơ-đốc nhân rất cần nhiều sự yêu thương cho mình và cho những anh chị em khác trong cộng dồng, can đảm để gần gủi những anh chị em lầm lỗi mà giúp đỡ họ.  Chúa Giesu đã so sánh việc nầy như việc giải phẫu mắt(Mat 7:1-5)- có bao nhiêu Cơ-đốc nhân xứng đáng với việc nầy?  Chúng ta cũng nên suy xét lại việc Chúa Giêsu phán dạy nên đi giải hòa(Mat 18:15-35).  Trong chúng ta rất nhiều việc xảy ra bất hòa và để đi đến sự hòa thuận.  Chúng ta được Chúa chỉ dẫn nên đi nói chuyện riêng tư với người đó không phải vì mục đích hơn thua, nhưng muốn hòa giải…Có thể sự việc khó khăn và trầm trọng hơn…Hội thánh vẫn phải cầu nguyện(Mat 18:19-20) và tha thứ(Mat 18:21-35)khá cẩn thận, e việc thi hành kỷ luật không hiệu quả mà tệ hại hơn…

 

Dĩ nhiên, người thi hành theo luật không có tiêu chí và không dành thời gian để thực hiện việc”chinh phục linh hồn”thuộc linh.  Có thể họ phao tin xấu này cho mọi người và lên án vì sự không thiêng liêng của người phạm lỗi. Họ làm cho người anh chị em mình tồi tệ hơn và đề cao mình tốt hơn.  Chính vì lẽ đó thư Galati có lời khuyến cáo(Gal 6:3-4) sự khoe khang, tự mãn với những thành quả và người tin đạo(Gal 6:12-14).  So sánh chính mình với người khác(2Cor 10:11).  Thật là sự lừa dối khi tìm thấy một người nào khác tệ hơn chính mình rồi so sánh để mình tốt hơn và làm cho mình “sáng hơn”.

 

Lòng yêu thương Cơ-đốc nhân không phơi bày thất bại hoặc yếu đuối của anh chị em mình cho dù chính mình có tốt đến bao nhiêu cũng không nên làm việc nầy.  Một Cơ-đốc nhân nên chứng minh việc làm của mình(Gal 6:4)trong ánh sáng của ý muốn Đức Chúa Trời chứ không núp dưới bóng thành quả của người khác.”Mỗi người phải tự xét việc của mình, thì sự khoe chỉ tại mình thôi, chứ chẳng phải tại kẻ khác”(Gal 6:4-5).  Trong công việc của Đức Chúa Trời không có chỗ cho sự tranh đua, nếu như Cơ-đốc nhân không đấu tranh chống lại tội lỗi vả Satan.  Khi Chúng ta nhìn thấy những từ ngữ:”tốt nhất, tiến bộ nhanh nhất, lớn nhất, tốt đẹp nhất” dảnh cho chức vụ Cơ-đốc, hãy tự hỏi ai đang được vinh hiển?

 

Điều nói trên không phải sai khi cố đạt thành tích.  Nhưng Cơ-đốc nhân phải thận trọng, không nên làm cho người khác trông có vẻ xấu xa nhưng lại tự làm nên cho mình tốt đẹp và có thể mừng rỡ những thành quả và các phước hạnh của người khác như là của chúng ta(Ròm 12:10).  Trên hết, nếu một chi thể trong thân được phước, cả thân đều được phước.

 

Có sự mâu thuẫn giữa câu 2 và câu 5 không?   Theo Hy văn thì có hai chữ gành nặng được sử dụng:  Từ vựng “gánh nặng” trong Gal 5:2 có nghĩa đây là một “gánh nặng lớn”, trong khi Gal 5:5 thì mô tả” các vật mang vác trên vai”(người lính).  Chúng ta mang lấy, giúp đỡ gánh nặng trong cuộc sống lẫn nhau, nhưng có những gánh nặng riêng mà mỗi người phải tự mang lấy.  Đó là sự khác nhau…

 

Ms. Lê Quý Hữu

Bài Học Kinh Thánh

Câu Chuyện Của Ru-tơ

Có một câu chuyện rất hay về một người nữ Mô-áp tên là Ru-tơ trong kinh thánh. Trong lĩnh vực thuộc thể, mọi thứ đang chống lại Ru-tơ. Cô ấy là một bà hoá, một người Mô-áp, một người ngoại bang trên đất Dothái. Nhưng dù chồng cô đã chết, cô vẫn cứ ở lại với mẹ chồng mình là Naômi. Cô bỏ lại gia...

THỜI KỲ SAU RỐT

  “ Luân Lí Bại Hoại ” (THEO THƯ TÍN II TIMOTHE.) Thông tin: (Tamlyhoc.net, ngày 10/08/2011) Sự suy đồi đạo đức ở thanh thiếu niên ngày nay???  Chuyện nữ sinh đánh nhau chắc cũng không lạ gì đối với mọi người. nhưng nếu thử nhìn lại các vấn đề do các teen gây ra gần đây, ta...

ĐƯỢC CỨU NHỜ ÂN ĐIỂN BỞI ĐỨC TIN – MS BENNY HINN

Tôi muốn đọc một cách thật to và rõ ràng Lời Chúa trong Ê-phê-sô 2:8-9 và mọi người hãy cùng đọc chung với nhau.   8 Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. 9 Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho...

PHẦN KẾT. GALATI 6:11-18

 Trong phần kết thúc của thư Galati một lần nữa Kinh thánh nêu lên một quan điểm giữa người sùng bái theo luật pháp và Cơ-đốc nhân được Thánh Linh hướng dẫn và cho biết người tin Chúa được Thánh Linh hướng dẫn sống vì vinh hiển Đức Chúa Trời, không vì sự khen ngợi của con người.  Lời lẽ...

KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 6:1-10 (6-10)

m7.2 Biết chia sẻ ơn lành, phước mới (Gal 6:6-10).   Như đã trình bài trên từ ngữ ”Lẫn nhau” là ngôn từ rất quen thuộc khi ứng xử với nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.  Thư Galati tiếp tục với từ vựng thứ hai là”chia sẻ”.  Hội thánh Chúa trong những ngày đầu mới khai sinh đã có đức...

1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Topic: KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 6:1-10

Date: 2011-06-30

By: Linh Trang

Subject: Món Qùa

Cảm tạ Chúa! Mỗi ngày tôi vẫn thấy"dại khờ đến khô hạn". nhưng Chúa đã sử dụng lời của Ngài khiền tâm hồn càng tươi mới. Nhất là bài loạt bài Khảo Học Galati nầy!

Nếu mục sư Hữu vui lòng thì xin mục sư in ấn bài học nầy để phổ biến rộng ra cho con dân của Chúa, khổ nhất là "dân Ta chết vì thiếu sự hiểu biết". Tôi đa4 sống lâu trong giáo hội Tin Lành nhưng sự hiểu biết Kinh thánh còn "lu mờ". Tôi rất mong có dịp gặp mục sư và có nhiều điều cần tâm sự.

Ai cũng hiểu thư Galati trong lãnh vực này chắc Hội thánh không đi vào ngã rẽ mỗi người một hướng đi.."Đường nào cũng về La-mã chăng?"

Chúc mục sư ơn càng thêm ơn-dầu càng tràn đầy linh ân.

Linh Trang

New comment