Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75) - Phần 1

Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75) - Phần 1

Có con kênh Charner, kéo dài từ vàm Bến Nghé đến thành Gia Định. Hai bờ kênh là hai con đường rộng (đường Rigault de Genouilly và đường Quảng Đông). Dưới kênh, tàu ghe neo đậu khá tấp nập. Cái tên “kênh đào Charner” biến mất vào năm 1887, khi người Pháp cho lấp kênh và sáp nhập hai con đường lại thành đại lộ Charner. Chính là đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay với hàng loạt cao ốc, khách sạn, dịch vụ hiện đại, hoành tráng và sang trọng.

Có ngôi trường Áo Tím (tên chính thức là Trường Nữ học đường Sài Gòn, xây năm 1913), sau được đổi tên thành trường Trung Học Gia Long một thời nỗi tiếng, sau 1975 csvn đổi lại tên trường NTMK. Bức ảnh chụp cảnh những nữ sinh mặc áo dài, đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam.

Một SàiGòn “Hòn Ngọc Viễn Đông” xưa, sầm uất thân thương; một SàiGòn với một góc quán cà phê đơn sơ ở trung tâm SàiGòn; gánh hàng rong của người đàn ông đội nón Tàu to bành, quần xắn đến đầu gối; cảnh sinh hoạt bên bờ sông Sài Gòn đầu thập niên 70; những chiếc taxi, xích lô, xe ngựa …

Những tòa nhà, con đường, kênh rạch, khu chợ, bến xe với con người, cảnh sinh hoạt, buôn bán … ở từng thời điểm, ở nhiều góc nhìn đã “mang” quá khứ về trong hiện tại một cách khá toàn vẹn. Đó là một Sài Gòn xưa, nhưng tấp nập và thân thiện, lặng lẽ và trung thành. Giờ đây, SàiGòn xưa xa mà gần, lạ mà quen. Những đổi thay qua một vài chi tiết, hình ảnh nào đó trong cùng một con đường, một tòa nhà, một góc phố, bến cảng … vẫn còn giữ lại những nét, những hình trong hiện tại.

Xem để nhớ, để tiếc hơn cho một Sài Gòn xưa trang trọng, năng động và thân thiện, một thời được mệnh danh “SàiGòn Hòn Ngọc Viễn Đông”. Tạo vật đổi thay. Nhanh như chớp mắt! Một Sài Gòn cổ xưa đã lùi xa, rất xa … chỉ còn lại một tp.hcm ngày nay xô bồ, bề bộn, nắng bụi mù, mưa ngập nước, đường xá nham nhở như những mảnh vá trên áo của “Phi Thiên Vũ” nhân vật chính của tuồng cải lương “Áo Vũ Cơ Hàn”.

 
Thương xá Tax

Phố SàiGòn












Bến Bạch Đằng


Bên hông chợ Bến Thành


Bên hông Quốc Hội

 Click vào xem tiếp phần 2

VIETTHUC

Tài Liệu

100 Năm Tin Lành Đến Việt Nam - Những Bước Chân Đầu Tiên

100 NĂM TIN LÀNH ĐẾN VIỆT NAM NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN   Năm 1517, tại nước Đức, tu sĩ Martin Luther thuộc dòng Augustine đóng bảng 95 luận đề nơi cửa nhà thờ lâu đài Wittenberg. Kể từ đó ngọn lửa cải chánh giáo hội bùng lên. Năm 1523 ông Martin Luther sáng tác bài Thánh ca “May...

Bức Tranh Đá Quý "Người Phụ Nữ Đầu Tiên Tin Chúa"

Một trăm năm hạt giống Tin lành được gieo ra, ươm mầm cho những cuộc đời khao khát... Trong dịp kỉ niệm 100 năm Tin Lành truyền đến Việt Nam, nhiều sử liệu của Hội thánh từ lúc hình thành cho đến khi phát triển qua các thời kỳ được trưng bày. Trong một góc nhỏ của các gian triển lãm rộng lớn, có...

Báo VN nói về Công hàm Phạm Văn Đồng

 Lần đầu tiên một tờ báo của Việt Nam đưa ra giải thích về nội dung bức công hàm gây tranh cãi của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Báo Đại Đoàn Kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm thứ Tư 20/07 đăng bài 'Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam'. Tờ báo này nói ngay từ...

Phần XVI: Phan Khôi - Bài 3: Con đường văn hóa

DR - Bìa hai tác phẩm của Phan Khôi Phan Khôi cùng đường lối văn hoá với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, trong việc dịch thuật, giới thiệu tư tưởng Tây phương và đặt nền móng quốc ngữ : phát triển từ vựng và nghiên cứu tiếng Việt. Lại vừa đối lập với hai vị học giả này, trong cách đưa tinh thần...

Hình Ảnh Xưa: Vietnam, surprisingly well developed compared to most of Asia at that time period

These are some postcard pictures of Vietnam from late 1800′s early 1900′s. Vietnam looks surprisingly well developed compared to most of Asia at that time period [Ree Video News]. VIETNAM – Haiphong : The War Memorial VIETNAM – Haiphong : Chavassieux Boulevard VIETNAM – Haiphong : Paul Bert...

1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Topic: Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75)

No comments found.

New comment