Nhân Quyền Bậc 3

2011-06-07 23:04

QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ
(Những Quyền Tự Do Tinh Thần và Tự Do Chính Trị)

Năm 1948 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được 48 quốc gia chấp thuận. Năm 1966 hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền đă được hơn 100 quốc gia kư kết để 10 năm sau co hiệu lực chấp hành. Công Ước Kinh Tế, Xă Hội Văn Hóa dành 10 điều cho các quyền kinh tế xă hội và văn hoá giáo dục. Công Ước Dân Sự Chính Trị chỉ dành 5 điều cho các quyền tự do tinh thần và tự do chính trị, như tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do phát biểu quan điểm, tự do hội họp và lập hội và quyền tham gia chính quyền. Tuy nhiên đây là những quyền tối quan trọng như tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo là những quyền không thể bị thâu hồi hay đ́nh chỉ dầu trong trường hợp quốc gia ban hành t́nh trạng chiến tranh hay khẩn trương. Các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm là những nạn nhân của các chính quyền độc đoán đă vi phạm những quyền tự do chính trị và tự do tinh thần ghi trong Công Ước Quốc Tế cũng như trong hiến pháp và luật pháp quốc gia. Nhưng dầu vi phạm, họ vẫn chối căi. Họ c̣n không thừa nhận có tù nhân chính trị. Họ giải thích rằng các tù nhân này đă được toà án thường tụng xét xử nên đă trở thành tù thường phạm. Chủ trương như vậy, họ đă phủ nhận tư cách tù nhân chính trị của các nhà tiền bối của họ bị bắt giam về các tội phản nghịch hay phá rối trị an. Họ đă lầm lẫn thủ tục với tội danh.

23) Tự Do Lương Tâm và Tự Do Tôn Giáo (Freedom of Conscience and Religion) (điều 18 TNQTNQ và điều 18 CUDSCT)

Quyền tự do tôn giáo bao gồm quyền thờ phượng, quyền truyền giáo, và hành đạo cũng như quyền thay đổi tôn giáo. Thờ phượng và truyền bá tín ngưỡng có thể diễn ra tại các nơi công cộng hay tại nhà riêng, có tính cách tập thể hay riêng tư. Cũng như các quyền tự do khác như tự do phát biểu quan điểm, tự do hội họp và lập hội, tự do đi lại, tự do xuất ngoại v.v... việc hành xử quyền tự do tôn giáo chỉ có thể bị giới hạn theo luật để bảo vệ các quyền và tự do của người khác, đáp ứng nhu cầu chính đáng về đạo lư, trật tự công cộng, an ninh quốc gia, sức khỏe công cộng và phúc lợi chung trong một xă hội dân chủ. (điều 29 TNQTNQ và điều 12, 18, 19, 21, và 22 CUDSCT)

Như đă quy định ở điều 13 CUKTXHVH về quyền tự do giáo dục, cha mẹ và phu huynh được lựa chọn trường học được lựa chọn trường học cho con em, kể cả việc giáo dục về tôn giáo và đạo lư theo tín ngưỡng của gia đ́nh.

24) Tự Do Tư Tưởng và Phát Biểu Quan Điểm (Freedom of Thought and Expression) (điều 18, 19 TNQTNQ và 19 CUDSCT)

Ai cũng có quyền tự do tư tưởng và phát biểu ư kiến của ḿnh, được quyền tự do giữ vững quan điểm mà không bị người khác can thiệp. Ai cũng có quyền t́m kiếm, tiếp nhận và phổ biến tin tức và ư kiến về mọi vấn đề, bằng mọi phương tiện truyền thông không phân biệt biên giới quốc gia. Tuy nhiên quyền tự do phổ biến tin tức và phát biểu quan điểm cũng bị hạn chế theo luật như quyền truyền bá tôn giáo và hành đạo.

Như Tuyên Ngôn về Quyền Con Người và Quyền Công Dân Pháp đă quy định từ cuối thế kỷ 18, "quyền tự do phát biểu quan điểm là một quyền cao quư nhất của con người. Công dân có quyền nói, viết và in ấn tự do và chỉ chịu trách nhiệm khi có sự lạm dụng tự do trong những trường hợp luật định." Nghiă là ai cũng có quyền phát biểu tin tức, ư kiến, lập trường bằng tài liệu mà không phải kiểm duyệt trước (prior censorship). Nghiă là công dân được quyền tự do ra báo, in sách, phát truyền đơn mà không cần phải xin phép xuất bản. Trong trường hợp việc hành xử quyền này vi phạm luật pháp như:

    1. Xâm phạm quyền lợi hay danh dự người khác,
    2. Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, thuần phong mỹ tục v.v... các cơ quan tư pháp hay nạn nhân có quyền truy tố đương sự ra toà án về mặt h́nh sự hay dân sự để trả lời về trách nhiệm của họ. (subsequent liability)

Các đạo luật báo chí c̣n dự liệu cho nạn nhân Quyền Trả Lời (Right of Reply), bắt buộc các cơ quan ngôn luận vi phạm quyền lợi và xúc phạm danh dự của nạn nhân phải đăng tải bài trả lời theo những điều kiện tương xứng với bài báo đă phổ biến. Dầu sao quyền trả lời không có hiệu lực miễn trừ cho người phạm luật những h́nh phạt hay những khoản bồi thường thiệt hại do toà án quyết định. Liên Hiệp Quốc nhận định rằng với trật tự xă hội và trật tự quốc tế mới, đại gia đ́nh nhân loại chỉ có thể được hưởng Tự Do, Ḥa B́nh và Công Lư nếu các quốc gia và cá nhân biết đối xử với nhau trong t́nh huynh đệ, hữu nghị, b́nh đẳng, ôn ḥa, và hợp tác. Do đó các Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền cấm lạm dụng quyền tự do phát biểu quan điểm để tuyên truyền cổ vơ chiến tranh, kích thích bạo động, gieo rắc thù hận và kỳ thị giữa các quốc gia, các chủng tộc, và các tôn giáo. (điều 20 CUDSCT)

25) Tự Do Hội Họp và Lập Hội (Right of Assembly and Freedom of Association) (điều 20 TNQTNQ và điều 21, 22 CUDSCT)

Ai cũng có quyền hội họp một cách hoà b́nh. Quyền tập hợp ôn ḥa không bạo động và không vơ trang được các quốc gia thừa nhận, như tham dự các cuộc biểu t́nh, tuần hành để bày tỏ quan điểm và nguyện vọng, hay để phản kháng những vi phạm về quyền con người và quyền công dân. Quyền tập hợp v́ lư do chính trị, văn hoá kinh tế, xă hội cũng được tôn trọng như quyền tập hợp để thờ phượng, truyền giáo và hành đạo. Những giới hạn ghi trên của quyền tự do tôn giáo cũng áp dụng cho việc hành xử quyền tự do chính trị.

Ai cũng có quyền tự do lập hội để cùng theo đuổi những mục tiêu về ư thức hệ, tôn giáo, chính trị (thành lập chính đảng), kinh tế, lao động, (thành lập nghiệp đoàn), xă hội, văn hoá, thể thao v.v...

Quyền lập hội có thể bị hạn chế theo luật đối với các thành phần quân nhân và cảnh sát. Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (1966) và Công Ước Nhân Quyền Âu Châu (1950) c̣n mở rộng sự hạn chế này đến với giới công chức quốc gia. Công Ước Nhân Quyền Mỹ Châu (1969) không cấm công chức tham gia đảng phái.

Quyền tự do lập hội lên án chế độ độc đảng. Nó không cho phép một chính đảng nào được độc quyền sinh hoạt trong đời sống chính trị quốc gia.

26) Quyền Tham Gia Chính Quyền (Right to Participate in Government) (điều 21 TNQTNQ và điều 25 CUDSCT)

Các công dân được hưởng quyền và cơ hội b́nh đẳng để tham dự vào chính quyền quốc gia, hoặc trực tiếp (bằng cách ứng cử) hay gián tiếp qua trung gian các đại biểu do họ tự do lựa chọn (bằng bầu cử). Những cuộc tuyển cử phải được tổ chức theo từng định kỳ bằng phương thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín để quyền tự do lựa chọn của cử tri được tôn trọng. Ư nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia. Ư nguyện này phải được biểu lộ trung thực qua các cuộc tuyển cử tự do và công bằng.

Những điều kiện ứng cử vào các chức vụ công cử được quy định trong các đạo luật tuyển cử căn cứ vào tuổi, quốc tịch, cư trú, tư pháp lư lịch v.v...

Quyền b́nh đẳng có cơ hội tham gia công vụ không cho phép một chính đảng nào được độc quyền lănh đạo quốc gia. Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam phải được băi bỏ.

Trong các chế độ độc tài đảng trị, những quyền tự do tinh thần và tự do chính trị thường bị vi phạm thô bạo là những quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do phát biểu quan điểm, tự do hội họp, tự do lập hội và quyền b́nh đẳng cơ hội tham gia chính quyền. Các nạn nhân bị giam giữ do việc hành xử các quyền tự do tinh thần, tự do chính trị được Hội Ân Xá Quốc Tế vinh danh là tù nhân lương tâm.

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

2011-06-07 23:10

LỜI NÓI ĐẦU

2011-06-07 23:09

QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ

2011-06-07 23:08

NHÂN QUYỀN BẬC 1

2011-06-07 23:07

Quyền Kinh Tế, Xă Hội, và Văn Hóa

2011-06-07 23:07

PHẦN DIỄN GIẢI

2011-06-07 23:06

QUYỀN AN CƯ

2011-06-07 23:05

NHÂN QUYỀN BẬC 2

2011-06-07 23:05

Nhân Quyền Bậc 3

2011-06-07 23:04

PHỤ ĐÍNH 1

2011-06-07 23:03

Topic: Nhân Quyền Bậc 3

No comments found.

New comment